ƠN NGHIÃ SINH THÀNH - 

Nhạc và lời DƯƠNG THIỆU TƯỚC - Tiếng hát BẢO YẾN

Video .https://www.youtube.com/watch?v=nLaWEpcao70&list=PLsTinJ2kRzcPFm6z3MgNRdayltd01leVj&index=1


Uống nước nhớ nguồn

Làm con phải hiếu

Em ơi hãy nhớ năm xưa

Những ngày còn thơ

Công ai nuôi dưỡng.

Công đức sinh thành

Người hỡi đừng quên

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước

Trong nguồn chảy ra. 

Người ơi, làm người ở trên đời

Nhớ công người nuôi dưỡng

Đó mới là hiền nhân.

Vì đâu, anh nên người tài ba

Hãy nhớ công sinh thành

Vì ai, mà có ta?

Uống nước nhớ nguồn

Làm con phải hiếu

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước

Trong nguồn chảy ra...


 

Sưu tầm từ Internet

LÀM CON NÊN NHỚ

NGUYỄN HIẾN LÊ



Hôm nay tôi đọc lại không biết là lần thứ mấy bức thư của Livingstone Larnod nhan đề là Làm cha nên nhớ mà Dale Carnegie đã trích dẫn trong cuốn Ðắc Nhân Tâm. Bức thư mở đầu như thế nầy: “Con ơi, con ngủ, má đỏ kề bên tay, tóc mây dính trên trán…”

 

Trong cái kho tàng văn học Ðông, Tây tôi chỉ mới thấy được bốn năm bài cảm động như bức thư ấy. Lần nào đọc lại tôi cũng rưng rưng nước mắt mà hối hận rằng đã nhiều lần, y như ông Livingstone, tỏ ra gắt gỏng quá, nghiêm khắc quá với con tôi, bất công với nó nữa. Nhưng hôm nay đọc lại, tôi còn cảm động hơn tất cả các lần trước, tôi đã sụt sùi vì chẳng những tôi đã nghĩ đến con tôi mà còn nghĩ tới ba tôi nữa.

 

Lạ thật! Bức thư đó chỉ là lời sám hối của một người cha mà sao hôm nay nó lại gợi cho tôi lòng sám hối của một người con, là tôi? Hồi đó tôi mới đúng năm tuổi, vừa thuộc vần quốc ngữ. Ba tôi chỉ bài cho tôi rồi đi thăm một người bạn; trước khi đi dặn kỹ tôi ở nhà phải học bài cho thuộc rồi hãy chơi để khi người về thì trả bài. Nhưng ba tôi vừa mới ra khỏi cửa thì một đứa trẻ bên hàng xóm qua rủ tôi đánh bi và tôi đã quên lời dặn của ba tôi, vui vẻ đánh bi. Vài giờ sau ba tôi về, bài không thuộc và tôi bị nọc ra đánh. Tôi không còn nhớ trận đòn đó dữ ra sao, chỉ nhớ rằng bà ngoại tôi phải xin giùm cho tôi.

 

Tối hôm đó, ăn cơm xong tôi vẫn còn len lét, tính mở sách ra học thì ba tôi bảo: “Tối nay cho con nghỉ học; thay áo quần rồi đi chơi với cậu.” Tôi mừng quýnh. Ba tôi thuê xe lại đường Paul Bert, dắt tôi vào một tiệm rực rỡ ánh đèn, mua cho tôi một gói kẹo tây, rồi hai cha con nắm tay nhau thủng thẳng đi lại hồ Hoàn Kiếm, phía đối diện với Tháp Bút, ngồi hóng mát và thưởng sen bên bờ nước. Ba tôi giấu gói kẹo, bảo tôi kiếm, đùa giỡn với tôi trên bãi cỏ. Chỗ đó vắng người và ít ánh đèn. Bình thường ba tôi rất nghiêm khắc mà lúc đó thật âu yếm.

 

Chuyện đó có gì lạ đâu, mà sao đã gần nửa thế kỷ, hôm nay tôi vẫn nhớ rành mạch, nhớ từ nếp khăn ba tôi chít tới những đám sen trên mặt hồ. Hồi đó tôi chỉ cảm được lòng thương của ba tôi chứ chưa phân tích được tâm lý của người, nhưng hôm nay tôi đã hiểu tâm lý đó.

 

Tâm lý đó cũng y như tâm lý của tôi cách đây mười sáu năm, lúc con tôi mười một tuổi. Một lần nó vô ý mắc nhiều lỗi nặng khi làm bài, tôi đánh nó mấy roi; mươi, mười lăm phút sau, qua cơn giận, tôi thấy tôi vô lý, tôi hối hận, vắt cho nó một ly nước cam, đưa lên kề môi cho nó uống và trong khi nó uống thì nước mắt của chúng tôi rớt trên tập vở của nó, làm nhoè mất mấy chữ. Chiều đó tôi cho nó nghỉ học sớm, rủ nó ra sân đánh bi. Và tôi để cho nó thắng. Thắng được tôi, nó thích lắm. Hôm nay nó còn nhớ trận đòn đó không (tôi mong rằng không), nhưng tôi thì không quên.

 

Một nỗi thương tâm chung cho loài người là khi hiểu được tình của cha mẹ thì cha mẹ thường đã khuất bóng. Sau cái đêm trên bờ hồ Hoàn Kiếm, ba tôi chỉ sống thêm được khoảng hai năm. Bây giờ đây tôi biết đổi cái gì cho ba tôi sống lại được, dù chỉ trong mười phút, để nghe lời sám hối của tôi, đọc bức thư nầy của tôi!

 

Tôi biết rằng một đứa trẻ mới năm tuổi thì chưa thể tự chủ được, chưa hiểu được thế nào là bổn phận, việc nào là phải làm, vậy thì tuổi đó tôi ham chơi, không học bài, đâu phải là có lỗi. Nhưng hôm nay tôi vẫn sám hối. Vì tôi đã gây khổ cho ba tôi, dù là vô tình. Ðêm hôm đó chắc ba tôi đã bứt rứt, hối hận lắm, nên mới âu yếm với tôi như vậy. Xin vong linh cậu tha lỗi cho con. Hôm nay lòng con cũng nát như lòng cậu đêm đó vậy.

 

Phải có con rồi mới hiểu được nỗi lòng của mẹ cha. Trong một trăm gia đình, dù giàu dù nghèo, dù sang dù hèn, tôi không chắc có được một gia đình nào mà cha mẹ không buồn khổ ít nhiều vì con cái. Chúng ngu đần thì nhất định là cha mẹ buồn rồi, mà chúng thông minh thì nhiều khi cha mẹ cũng bực mình; chúng khó dạy thì nhất định là cha mẹ khổ rồi, mà chúng dễ dạy thì cha mẹ chưa chắc đã khỏi khổ. Hồi nhỏ tôi thường được khen là ngoan mà nay nhớ lại đã bao lần làm cho cha mẹ tôi rầu rĩ! Rồi còn biết bao gia đình trẻ mắng lại cha mẹ, từ bỏ cha mẹ mới là đứt ruột cho chứ! Nếu không vậy thì lại là những đứa chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến cha mẹ. Hai mươi lăm tuổi đầu, tư chất kém, thi hoài Tú tài I mà không đậu, mà vẫn không chịu kiếm một nghề để giúp nhà, vẫn bắt cha già lọm cọm kiếm từng đồng để đóng tiền cơm, tiền học cả ngàn đồng một tháng. Những cảnh thương tâm đó nhan nhản trong xã hội.

 

Thời nay nhà giáo dục nào cũng bênh vực quyền lợi của trẻ, điều đó rất chính đáng. Người lớn chúng ta nhiều khi bất công thật và tàn nhẫn nữa, cho nên lời của Livingstone Larnod mới làm cảm động lòng ta như vậy, mới được dịch ra mười bốn thứ tiếng, đăng trên hằng trăm tờ báo, đọc trên hằng chục đài phát thanh. Nhưng có ai lưu tâm chỉ một chút thôi, tới nỗi lòng của cha mẹ không? Trong mấy chục năm nay tôi chưa được đọc một cuốn nào, một bài nào kể những nỗi khổ tâm của người cha đấy. Không dạy trẻ thì có tội bỏ bê chúng, mà dạy chúng thì làm sao chẳng có lúc nghiêm khắc mà phải chuốc lấy lời trách oán của các nhà giáo dục kia?

 

Má tôi ít học, nhưng có tình thương con thì là có lương tri, mà có lương tri thì còn hơn là có học: người đã để tôi tự ý định đoạt lấy cuộc đời của tôi, không can thiệp vào sự lựa nghề, sự lập gia đình của tôi. Hồi trẻ tôi cho vậy là tự nhiên; phải đợi tới ngày nay, hai thứ tóc rồi, tôi mới hiểu rằng người đã hy sinh cho tôi. Không hy sinh, mà tôi là con trưởng lại để tôi sống xa người tới hai ngàn cây số! Không hy sinh, mà nhà tôi trước sau làm dâu không đầy một tháng! Không hy sinh, mà người phải đi về bốn ngàn cây số để bồng cháu nội của người trong có bảy ngày!

 

Nhưng giả sử hồi đó người có “can thiệp” vào đời sống của tôi thì bây giờ tôi cũng hiểu được rằng người không phải là ích kỷ. Người chỉ tìm hạnh phúc cho con người theo quan niệm, kinh nghiệm của người thế thôi. Người làm sao có thể hành động khác được vì con người chẳng phải là một phần của người, là tất cả hy vọng và lẽ sống của người ư? Khi quan niệm của cha mẹ không hợp với nguyện vọng của ta thì ta bảo rằng cha mẹ không sáng suốt! Lạ thật! Chỉ tại: «Nước chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược» như tục ngữ đã nói.

 

Tình thương của cha mẹ tự nhiên như nước chảy xuôi, mà lòng hiếu của con phải nhờ giáo dục, nhờ kinh nghiệm rồi mới có.

 

Không, tôi không tin cha mẹ mà lại ích kỷ bao giờ. Ích kỷ là chỉ nghĩ tới mình, phân biệt ta và người, mà cha mẹ không phân biệt mình và con. Không ai nuôi con để mong chúng sau này đền đáp mình cả. Má tôi về già vẫn làm lụng vất vả từ sáng tới khuya để tự túc mà khỏi trông cậy vào chúng tôi. Mà những cha mẹ nào bất đắc dĩ phải trông cậy vào con thì luôn luôn ân hận rằng chẳng giúp chúng được gì cả. Ôi! Nuôi chúng cả một đời, về già chúng có đáp lại trong ít năm – mà đáp lại cách nào? – thì vẫn ân hận rằng chẳng giúp được gì cả! Nước chảy xuôi hoài cho tới khi cạn. Cha mẹ cứ muốn giúp con hoài cho tới khi chết. Vậy mà người ta còn bảo rằng cha mẹ ích kỷ!

 

Trong cái trào lưu sinh hoạt vĩnh viễn bất tuyệt của loài người, nước đã chảy thì không bao giờ trở lại về nguồn. Hỡi các bạn trẻ sắp lập gia đình, như dòng nước sắp bắt đầu rời suối, các bạn nên ngừng bước lại một chút, quay lại nhìn nguồn để hiểu nguồn thì trên đường đời các bạn sẽ đỡ phải ân hận, đỡ phải sám hối như hôm nay tôi sám hối trên bàn viết, trước mặt bàn thờ ba má tôi mà lư trầm đang lặng lẽ toả hương.

 

Nguyễn Hiến Lê

Bài nầy đã được đăng trong Bách Khoa số 207 ngày 15-8-1965

(Tri thức VN)

Sưu tầm từ Intenet


ĐỨC DALAI LAMA HỌC LÀM NGƯỜI


Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.

Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được!

 

1. Thứ nhất, “học nhận lỗi”.

Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

 

2. Thứ hai, “học nhu hòa”.

Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.

 

3. Thứ ba, ” học nhẫn nhục”.

Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

 

4. Thứ tư, “học thấu hiểu”.

Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm.Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

 

5. Thứ năm, “học buông bỏ”.

Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

 

6. Thứ sáu, “học cảm động”.

Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi,có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

 

7. Thứ bảy, “học sinh tồn”.

Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Ra đi ta có được gì ?

Ra đời hai tay trắng

Lìa đời trắng hai tay.

Sao mãi nhặt cho đầy.

Túi đời như mây bay.

Dalai Lama

 

Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai… Lắng nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra (vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.

“ Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhịn.”

Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là những điên đảo tưởng.

Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .

Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn

Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm “ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là “ta thấy”, tai nghe mà cho là “ta nghe”… rồi “đây là con ta”, “đây là tài sản của ta”… nên mới khổ.

Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới chung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”

“Ra đời hai tay trắng.

Lìa đời trắng hai tay.

Sao mãi nhặt cho đầy.

Túi đời như mây bay”.

Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. (Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi …)

Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý… Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.

Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta? Nhận thức rằng “ Vạn vật đồng nhất ”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài.

Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế định (paññatti) với khái niệm.

Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).

Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.

Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực tất yếu từ sự thấy biết này.

Sống với đạo Phật:

– Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp; đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác.

– Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

Trí tuệ không để bản ngã xen vào chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành của các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng luân hồi sinh tử.

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.

– Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô.

– Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

– Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới.

– Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.

– Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.

Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi…

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe

được tiếng lòng người khác.

Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.

Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”

Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…

Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú… chứ không nên chểnh mảng.

Nhưng phải cẩn thận, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại…

“Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn…

Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt

source from karma / Dalai Latma )

… Tất cả những điều đơn giản nói trên, chúng ta tuần tự phát tâm theo đuổi, học hỏi và chia sẻ, thì không cần phải nhọc công gây quỹ xây chùa chiền cho to bự nguy nga. Đức Phật chưa bao giờ kêu gọi bất cứ sư sãi nào cố gắng kiếm tiền xây chùa to, bự, nguy nga, mà tâm hồn thì trống lỏng, mắc phải thêm nhiều tham sân si hỷ nộ ái ố… Ấy không gọi là U Minh thì gọi là gì?!

Hãy đơn giản hóa cuộc sống, và phát triển lòng từ bi !




 

MỐI TÌNH XA XƯA  (Célèbre Valse)

Lời việt . Phạm Duy - Tiếng hát MAI HƯƠNG

Video . https://www.youtube.com/watch?v=nsXWJYJd06U&list=PLsTinJ2kRzcPFm6z3MgNRdayltd01leVj&index=4

Trong chiều dần im hơi

Người ngồi thương nhớ bao ngày vui

Một ngày xưa cũ, đời còn đương tơ

Là ngày hai đứa chúng ta còn thơ.

Chiều hè êm du, tràn ngập hương mơ

Cuộc tình đôi lứa như bài thơ

Gần người yêu dấu, mộng về xôn xao

Và hồn như cất cánh bay về đâu

Lời thề bên nhau, tình nồng đêm thâu

Cả một vừng sao làm tròn duyên nhau

Người từ phương nao ?

Trở về cho ta hết u sầu.

Yêu người là không nguôi

Trầm mình trong thú đau thương người ơi

Cuộc tình duyên cũ, dù thời gian qua

Mà lòng thương nhớ vẫn chưa hoen mờ.

Chiều buồn không đâu

Ngậm ngùi thương nhau

Đời vì trôi mau mà đành quên sao

Trở về cho hoa không phai mầu

Yêu người là không nguôi

Sầu tình chan chứa trong chiều rơi

Nhạc lòng êm ái dù đời tàn phai

Mà còn mãi mãi ngân trong đêm dài.